Warning: file_put_contents(/kdata/cloud/timviecphiendich/wpdiscuz/captcha/.htaccess): failed to open stream: No such file or directory in /var/www/html/project/timviecphiendich.com/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Field/DefaultField/Captcha.php on line 132 Tránh dịch sai bằng 5 bước cơ bản cho người tìm việc biên phiên dịch

Tránh dịch sai bằng 5 bước cơ bản cho người tìm việc biên phiên dịch

Đánh giá

Bạn giỏi ngoại ngữ, muốn tìm việc biên phiên dịch nhưng không có kinh nghiệm nên liên tục mắc lỗi. Đọc bài viết này và tìm ra các bước cơ bản để tránh dịch sai trước khi tham gia tuyển dụng biên phiên dịch nhé!

Ngành dịch thuật chuyên nghiệp bao gồm 2 nhánh nghề chính đó là phiên dịch và biên dịch. Biên dịch, phiên dịch nói chung là công việc chuyển câu nói, văn bản, tài liệu, sách, báo, diễn văn, tiểu thuyết… từ một ngôn ngữ khác sang tiếng Việt và ngược lại. Người tìm việc biên phiên dịch phải có hết tất cả các kỹ năng cần thiết như trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, logic; am  hiểu chuyên môn, có năng lực tra cứu, khả năng phân tích và tổng hợp…

Nếu phiên dịch viên phải chịu sức ép lớn về thời gian eo hẹp thì người làm biên dịch được cung cấp nhiều thời gian hơn, cũng không quá đòi hỏi khả năng phản ứng nhanh nhạy ngay tức thì. Một bản dịch phải đảm bảo độ trôi chảy, chính xác, liền mạch và không có sự sai sót…

Tránh dịch sai bằng 5 bước cơ bản cho người tìm việc biên phiên dịch - Ảnh 1
Áp dụng đủ 5 phương pháp khi dịch, bạn có thể hạn chế được các lỗi sai thường mắc phải và dễ dàng hoàn thành một bản dịch đúng chuẩn – Ảnh internet

Để thực hiện được 1 bản dịch hoàn hảo, mỗi biên phiên dịch viên đều hoạt động hết công suất, vận dụng tất cả các kỹ năng cần thiết.  Tuy nhiên, nếu nắm được những phương pháp đúng trong biên phiên dịch, công việc của bạn sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng cũng như ít sai sót hơn. Theo kinh nghiệm của các biên dịch, phiên dịch lâu năm, có 5 bước cơ bản nên được áp dụng khi bắt tay vào công việc dịch thuật. Cùng khám phá ngay nhé.

Phải xác định rõ bản gốc là thể loại tài liệu gì trước khi biên phiên dịch

Cách dịch một câu nói hay một quyển sách khác với cách dịch tài liệu chuyên ngành, dịch tiểu thuyết cũng không giống với dịch văn bản thông thường. Mỗi tài liệu sẽ có 1 phong cách dịch tương ứng thế nên trước khi thực hiện công việc biên phiên dịch, bạn cần phải nắm rõ được tài liệu mình cần dịch thuộc thể loại gì thì mới có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Tránh dịch sai bằng 5 bước cơ bản cho người tìm việc biên phiên dịch - Ảnh 2
Mỗi loại tài liệu đều có 1 cách dịch khác nhau nên cần phải xác định rõ bản gốc thuộc thể loại nào. Tìm hiểu trước thể loại tài liệu cần dịch là cách giúp bạn chủ động tìm ra phương hướng, cách dịch, văn phong, ngữ điệu phù hợp. Vừa có thể rút ngắn thời gian vừa nâng cao chất lượng bản dịch – Ảnh internet

Ngoài ra, mỗi tài liệu hướng đến những đối tượng, mục đích riêng riêng, biên phiên dịch nên xác định rõ ngữ cảnh trước khi dịch để chọn đúng văn phong để thể hiện.

Đọc kĩ nhiều lần bản gốc đối với biên dịch viên và tập trung nghe cẩn thận đối với phiên dịch viên

Cẩn thận, tỉ mỉ và kiên nhẫn là những đức tính cần có đối với 1 người làm tìm việc biên phiên dịch. Với người làm biên dịch, bạn phải đọc đi đọc lại bản gốc nhiều lần rồi mới bắt đầu dịch. Việc đọc kĩ giúp biên phiên dịch viên nắm rõ chủ đề chính, tìm và lưu ý các cụm từ khó, thuật ngữ chuyên ngành hay nhóm từ đa nghĩa… Văn phong, văn hóa của bản gốc cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn sau vài lần đọc. Thế nên, đừng lười biếng hay ngại mất thời gian khi thực hiện phương pháp này.

Tránh dịch sai bằng 5 bước cơ bản cho người tìm việc biên phiên dịch - Ảnh 3
Biên phiên dịch cần luyện kỹ năng nghe và đọc. Đọc đi đọc lại và nghe cẩn thận là phương pháp giúp bạn nắm bắt được nội dung chính rồi từ đó thực hiện công việc dịch thuật suôn sẻ hơn – Ảnh internet

Còn với phiên dịch viên, không thể nghe đi nghe lại khách hàng nói thì cần phải tập trung lắng nghe một cách cẩn thận. Không được lơ là, nhanh chóng nắm bắt các “keyword” để hiểu nội dung chính muốn truyền tải. Khi khối lượng thông tin nhiều, bạn có thể tập viết tốc ký, nhanh nhẹn chép lại từ khóa, kịp thời sử dụng chúng khi cần thiết.

Đây là phương pháp quan trọng mà người tìm việc biên phiên dịch nên áp dụng, nó hỗ trợ rất nhiều cho việc dịch thuật, thông tin truyền ra không chỉ đủ mà còn chính xác hơn.

Tìm hiểu thêm tài liệu cùng thể loại bằng tiếng Việt

Để tìm việc biên phiên dịch, ngoài thông thạo ngoại ngữ, bạn còn phải giỏi cả tiếng Việt nữa. Nhiều người đọc hiểu ngoại ngữ rất tốt nhưng lại có vấn đề khi diễn lại toàn bộ ngôn ngữ bằng tiếng mẹ đẻ. Thế nên, việc tìm hiểu tài liệu cùng thể loại bằng tiếng Việt sẽ giúp các biên phiên dịch có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ, chọn lựa câu từ, sắp xếp câu cú ngữ pháp và tìm đúng văn phong thể hiện. Phương pháp này cũng đồng thời giúp người dịch bổ sung kiến thức nền tảng khi được tiếp xúc, làm quen với những khái niệm mới và lấy đó làm tư liệu nguồn để thực hiện dịch bản gốc. Đừng nghĩ đây là việc làm thừa thãi, không cần thiết, thực chất bản dịch tiếng Việt có cách diễn đạt phù hợp, hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp này

Tránh dịch sai bằng 5 bước cơ bản cho người tìm việc biên phiên dịch - Ảnh 4
Tìm hiểu tài liệu cùng thể loại bằng tiếng Việt sẽ giúp các biên phiên dịch có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ, chọn lựa câu từ, sắp xếp câu cú ngữ pháp và tìm đúng văn phong thể hiện – Ảnh internet

Nghiên cứu tài liệu chuyên ngành

Khi làm công việc dịch thuật, việc am hiểu kiến thức nền tảng về lĩnh vực mình đang dịch là rất cần thiết. Đặc biệt, nếu phải đi phiên dịch cho các ngành nghề đặc trưng hay cần tiếp xúc những tài liệu có tính chuyên ngành riêng biệt như kỹ thuật, y tế, luật pháp, kinh tế… thì công việc của biên phiên dịch lại khó khăn hơn gấp bội. Không thể dịch qua loa đại khái, nhưng muốn dịch sâu và dịch chuẩn thì lại quá khó khăn với người dịch không có nhiều kiến thức về lĩnh vực cụ thể. Bởi thế nên trước khi biên dịch phiên dịch về ngành nghề lĩnh vực nào đó, hãy bỏ thời gian nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, bổ sung thêm kiến thức nền tảng, nắm bắt những đặc trưng riêng để áp dụng khi làm việc.

Tránh dịch sai bằng 5 bước cơ bản cho người tìm việc biên phiên dịch - Ảnh 5
Nghề này đòi hỏi nhiều kỹ năng, có hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực trong đời sống nên ai đang muốn tìm việc biên phiên dịch hãy chăm chỉ trau dồi kiến thức nền tảng. Đây là bước cực kỳ quan trọng cho mỗi biên phiên dịch viên – Ảnh internet

Phương pháp này cũng thể hiện được sự tỉ mẩn, cẩn thận – tố chất cần thiết của người tìm việc biên phiên dịch.

Đề cao tính trung thực của bản dịch

Không làm cho bản dịch hấp dẫn hơn bằng cách thêm bớt thông tin, dữ liệu, điều cần thiết nhất là phải phản ánh chính xác và trung thực nhất ý đồ từ bản gốc. Làm được điều đó, biên phiên dịch viên phải kiên nhẫn bổ sung kiến thức cũng như trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình.

Xem thêm: 

Nhìn chung, các bước kể trên khá cơ bản, giúp bạn hoàn thiện được bản dịch nhanh chóng, dễ dàng và truyền tải thông tin một cách chính xác. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần nhất nhất thực hiện theo mà mỗi biên phiên dịch viên có thể tự xây dựng cho mình một quy trình dịch thuật riêng, có hiệu quả đối với bạn. Với kinh nghiệm từ bài viết này hi vọng sẽ mang lại hữu ích cho các ứng viên đang tìm việc biên phiên dịch, tham gia tuyển dụng thành công.

Phan Phan (TH)
Nguồn: https://timviecphiendich.com/

Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: hotro@timviec.com.vn

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.