Warning: file_put_contents(/kdata/cloud/timviecphiendich/wpdiscuz/captcha/.htaccess): failed to open stream: No such file or directory in /var/www/html/project/timviecphiendich.com/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Field/DefaultField/Captcha.php on line 132 Không muốn mất việc, người làm nghề phiên dịch viên phải nhớ 5 điều

Không muốn mất việc, người làm nghề phiên dịch viên phải nhớ 5 tác phong

5 (100%) 1 vote

Không phải cứ giỏi ngoại ngữ là đã có thể làm nghề phiên dịch viên. Không tuân thủ những tác phong cơ bản này, bạn chọn nghề thì nghề cũng từ chối bạn.

Nghề phiên dịch viên là 1 trong những ngành nghề hot nhất xã hội hiện nay. Công việc này yêu cầu người làm nghề phải có trình độ cao về ngoại ngữ, nhiều kỹ năng tổng hợp, có kiến thức sâu rộng và am hiểu xã hội… Tuy nhiên, dù đã tự tin sở hữu hết các yêu cầu kể trên thì vẫn có 1 lưu ý cực quan trọng dành cho các phiên dịch viên (PDV), đó là họ phải có thái độ và tác phong chuyên nghiệp đến mức tối đa. Ai đã từng làm phiên dịch đều biết rõ, nếu bạn không phải là người tinh tế, cẩn thận và chú ý tỉ mỉ các chi tiết nhỏ nhặt thì rất dễ bị đào thải ra khỏi nghề này. Để không gây ấn tượng xấu cho khách hàng trong 1 buổi phiên dịch, có 5 quy tắc bất thành văn mà bạn phải thuộc nằm lòng.

Trang phục – Yêu cầu đầu tiên cho 1 dịch vụ phiên dịch chuyên nghiệp

Khi PDV gặp gỡ khách hàng, trang phục là thứ đầu tiên đập vào mắt người đối diện. Thế nên, việc lựa chọn quần áo cho phù hợp là điều hết sức quan trọng mà bất cứ PDV nào cũng không thể coi thường. Có những lưu ý về trang phục của người làm nghề phiên dịch viên như sau:

Không muốn mất việc, người làm nghề phiên dịch viên phải nhớ 5 tác phong - Ảnh 1
Phiên dịch viên nên mặc trang phục công sở nhã nhặn, trang trọng, không lòe loẹt và hở hang. Áo phông, quần bò là tối kị với người phiên dịch, nhưng trong 1 sự kiện liên quan đến giải trí, bạn có thể lựa chọn trang phục thời trang, gợi cảm hơn – Ảnh internet

– Chọn quần áo mang tính công sở, trang trọng, chừng mực và đúng tính chất của buổi biên dịch
– Không mặc hở hang, màu mè và lòe loẹt hay quá cầu kỳ khiến khách hàng bị lấn át
– Chọn trang phục có tông màu nhã nhặn, không mix trên 3 màu sắc trong 1 set đồ
– Áo phông, quần bò, váy quá ngắn là loại trang phục tối kị khi đi phiên dịch
– Sơ mi, quần âu cho nam phiên dịch và chân váy dài kèm sơ mi cho nữ phiên dịch là phong cách tối giản được PDV ưa chuộng nhất. Nếu buổi phiên dịch đặc biệt trang trọng, người dịch có thể dùng thêm áo vest bên ngoài.
– Đối với việc phiên dịch cho các sự kiện giải trí, PDV có thể chọn trang phục bắt mắt và thời trang hơn.

Giọng nói – Yếu tố cần và đủ đối với người đang tìm việc làm phiên dịch

PDV là người kết nối, giao tiếp qua lại giữa các đối tác khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa nên giọng nói của họ thật sự rất có ảnh hưởng trong 1 buổi phiên dịch. Yêu cầu về giọng nói của người phiên dịch phải:

– Phát âm truyền cảm, lưu loát, rõ ràng, mạch lạc và có độ trầm ấm nhất định.
– Phát âm chuẩn tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.
– Không bị ngọng, không nói âm giọng địa phương, không dùng từ lóng khiến ý nghĩa câu dịch bị sai lệch
– Có khả năng nói trôi chảy, không ngắc ngứ, truyền tải thông tin 2 chiều tốt nhất.
– Biết điều chỉnh âm lượng phù hợp. Không nói quá to hay quá bé.
– Có sự ngắt câu hợp lý, không nói liền 1 mạch khiến người nghe nghe không kịp.

Không muốn mất việc, người làm nghề phiên dịch viên phải nhớ 5 tác phong - Ảnh 2
Giọng nói rất quan trọng đối với người làm dịch vụ phiên dịch chuyên nghiệp. Nếu bạn nói ngọng hay phát âm đặc sệt tiếng địa phương thì nghề này không dành cho bạn. Hãy rèn luyện nếu muốn theo đuổi với nghề nhé – Ảnh internet

1 giọng nói dễ nghe sẽ khiến khách hàng cảm thấy dễ chịu và thu hút, mang lại hiệu quả cao và ngược lại. Thế nên nếu giọng bạn chưa tốt và hay, phải chăm chỉ luyện tập ngay từ bây giờ nếu đang học và có ý định tìm việc làm phiên dịch.

Thái độ, cử chỉ

Để cung cấp 1 dịch vụ phiên dịch chuyên nghiệp, người làm nghề phiên dịch viên phải luôn giữ được cử chỉ từ tốn, thái độ đúng mực và có thể kiểm soát được mọi tình huống. Trong mỗi phiên phiên dịch, PDV tuyệt đối không thể hiện thái độ lấn lướt khách hàng, thể hiện mình thông minh hay hiểu biết hơn họ. Tự tin vào khả năng của bản thân là điều cần thiết nhưng không được tự phụ. Có thể thay đổi 1 chút các phương án dịch sao cho dễ hiểu nhưng vẫn phải đúng trọng tâm, điều quan trọng nhất mà bạn phải làm là truyền đạt qua lại đủ và đúng lượng thông tin hai bên đưa ra 1 cách khách quan. Không mang trạng thái cảm xúc cá nhân vào buổi dịch, kiểm soát các tình huống xảy ra, linh hoạt ứng biến khi cần thiết.

Giao tiếp qua lại 2 bên cần đủ lịch sự và từ tốn, bên cạnh đó, 1 trạng thái thoải mái, thân thiện cũng sẽ mang hiệu quả tích cực cho người dịch lẫn các đối tượng khách hàng. Cần phải đề cao tinh thần chuyên nghiệp trong khi làm việc, đã là PDV, hãy nhớ kỹ điều đó.

Không muốn mất việc, người làm nghề phiên dịch viên phải nhớ 5 tác phong - Ảnh 3
Thái độ lịch sự, cử chỉ đúng mực khách quan là lưu ý cần thiết cho những ai đang tìm việc làm phiên dịch. Hãy kiểm soát tốt trạng thái cảm xúc của mình, không để tâm trạng riêng tư ảnh hưởng đến chất lượng buổi dịch – Ảnh internet

Vị trí đứng/ ngồi

Có 1 quy ước chung bất di bất dịch mà người làm dịch vụ phiên dịch phải nắm rõ đó là vị trí của 1 PDV. Chỗ đứng/ ngồi của 1 người phiên dịch được quy định rõ là bên trái khách hàng, tuyệt đối không chen lấn hay đứng nhầm sang bên phải vì đó là vị trí dành riêng cho phụ tá, trợ lý, cấp dưới thân cận của chính khách. Đây là thông lệ ngoại giao bắt buộc, PDV chỉ cần phạm lỗi này 1 lần thôi cũng gây nên hậu quả lớn không đáng có.

Ngoài ra, PDV nên đứng lùi đằng sau 1 chút so với đối tượng được phiên dịch, mức độ tiếp xúc với máy ảnh, máy quay phim càng ít càng tốt, đặc biệt không che khuất hình ảnh của nhân vật chính trước ống kính máy quay. Lúc đi lại, chú ý bước chậm hơn khách hàng, đi lùi phía sau vài bước, nếu không bạn sẽ bị đánh giá là thất lễ, thiếu chuyên nghiệp và không có thái độ tôn trọng người khác.

Không muốn mất việc, người làm nghề phiên dịch viên phải nhớ 5 tác phong - Ảnh 4
Người phiên dịch ngồi phía sau bên trái đối tượng được phiên dịch. Nép mình để không tiếp xúc nhiều với máy quay, máy ảnh hay che khuất khách hàng của mình. Lúc đi cũng phải đi lùi sau vài bước, không chen lấn vị trí của người trợ lý, nhân viên thân tín – Ảnh internet

Tác phong sau khi kết thúc buổi phiên dịch

Kết thúc buổi phiên dịch, 1 PDV chuyên nghiệp và có kinh nghiệm sẽ không nhanh chóng tạm biệt khách hàng. Họ sẽ ngồi lại để trò chuyện và tìm hiểu thêm về đối tượng mình vừa làm việc cùng. Đây là cách đơn giản nhưng chiếm được thiện cảm rất lớn, cơ hội cho những lần hợp tác sau cũng cao hơn. Đây là tác phong then chốt mà những ai đang tìm việc làm phiên dịch nên đặc biệt lưu tâm.

Không muốn mất việc, người làm nghề phiên dịch viên phải nhớ 5 tác phong - Ảnh 5
Kết nối, trò chuyện và tìm hiểu thêm về khách hàng sau khi kết thúc buổi phiên dịch là cần thiết cho việc hợp tác lần sau. Thân thiết với đối tượng được phiên dịch sẽ giúp ích cho công việc – Ảnh internet

Trên thực tế, tác phong cũng rất quan trọng đối với 1 người làm phiên dịch viên, nếu bạn giỏi chuyên môn nhưng tác phong kém, âm điệu địa phương quá nặng, nói ngọng và không làm thế nào để sửa thì thay vì làm phiên dịch, bạn phù hợp hơn với nghề biên dịch viên.

Xem thêm Tại Đây:

Nhớ kĩ, nắm rõ 5 tác phong cơ bản này để có thể theo đuổi nghề phiên dịch viên lâu dài và bền vững nhé. Chỉ cần bạn luôn có tinh thần học hỏi và cầu thị, thành công sẽ sớm đến với bạn đấy!

Nguồn: https://timviecphiendich.com/

5 (100%) 1 vote
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: hotro@timviec.com.vn

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.