Warning: file_put_contents(/kdata/cloud/timviecphiendich/wpdiscuz/captcha/.htaccess): failed to open stream: No such file or directory in /var/www/html/project/timviecphiendich.com/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Field/DefaultField/Captcha.php on line 132 Phiên dịch tiếng Trung không còn là thách thức với 5 kỹ năng vàng

Phiên dịch tiếng Trung không còn là thách thức với 5 kỹ năng vàng

Đánh giá

Nếu chuẩn bị tốt về mặt chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, bạn sẽ hạn chế được nhiều khó khăn khi tham gia ứng tuyển phiên dịch tiếng Trung.

Tiếng Trung ngày nay đang là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới với số người nói và theo học lên tới hàng tỷ. Về mặt kinh tế, Trung Quốc cũng được đánh giá là một thị trường rộng lớn, tiềm năng và được nhiều thương hiệu quốc tế hướng đến. Với ưu thế gần gũi về mặt địa lý và văn hóa, lịch sử, mối quan hệ ngoại giao cũng như thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh. Trong bối cảnh đó, Trung ngữ giữ một vị trí quan trọng và học phiên dịch tiếng Trung dần trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập hậu hĩnh.

Dịch thuật và các bước trong quá trình dịch thuật

Khái niệm dịch thuật

Là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất đối với người học ngoại ngữ, hiểu một cách đơn giản, dịch thuật là hành động chuyển đổi một chữ, một từ, một câu văn, một văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sao cho ý nghĩa của chúng không thay đổi so với bản gốc, giúp những người không nói hoặc viết cùng một ngôn ngữ có thể hiểu được đối phương đang nói hoặc viết gì.

Như vậy, trong lĩnh vực phiên dịch tiếng Trung, các biên phiên dịch viên sẽ dùng vốn từ, kiến thức của mình để chuyển đổi các văn bản, ký tự bằng chữ Hán (phồn thể hoặc giản thể) – ngôn ngữ mẹ đẻ của người Hoa sang tiếng Việt Nam và ngược lại để công dân hai bên đều có thể đọc, hiểu được nội dung, ý nghĩa mà thông tin đó muốn truyền tải.

Phiên dịch tiếng Trung không còn là thách thức với 5 kỹ năng vàng - Ảnh 1
Dịch thuật xóa tan bất đồng ngôn ngữ – Ảnh internet

Dịch thuật được chia ra làm hai hình thức là dịch nói và dịch viết, khác nhau về phương tiện biểu đạt (dịch nói dùng âm thanh, tiếng nói còn dịch viết dùng văn bản, ký tự) nhưng lại giống nhau về tính chất (đều là hoạt động chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ trong việc diễn đạt cùng một thông tin) và đương nhiên, quá trình dịch thuật trong dịch nói và dịch viết về cơ bản cũng có nhiều bước tương đồng.

Ba bước trong quá trình dịch thuật

Với sứ mệnh kết nối nhiều ngôn ngữ và thứ tiếng khác nhau, nghề dịch thuật giữ một vị trí không thể thiếu trong bối cảnh toàn cầu hóa. Một quá trình biên phiên dịch đạt chuẩn phải đảm bảo tuân thủ ba khâu quan trọng là nghe ngôn ngữ nguồn (ngôn ngữ cần dịch từ người nói, từ văn bản cho sẵn), phân tích, luận giải thông tin dưới góc độ ngôn ngữ học và văn hóa, lịch sử rồi diễn đạt lại bằng ngôn ngữ đích (ngôn ngữ cần dịch cho người nghe).  Quá trình dịch thuật đối với các phiên dịch viên tiếng Trung bắt đầu bằng việc nghe, đọc Hán ngữ (ngôn ngữ nguồn), phân tích, giải mã thông tin rồi chuyển đổi nội dung đó sang tiếng Việt (ngôn ngữ đích).

Bí quyết dịch tiếng Trung sang tiếng Việt Nam thành thạo

Thuộc hệ ngôn ngữ tượng hình, Trung ngữ có tới hơn 80.000 ký tự với nhiều nguyên tắc phức tạp trong nghe, nói, đọc, viết. Vì thế, việc hình thành các kỹ năng biên phiên dịch là điều cần thiết trong quá trình dịch tiếng Trung sang tiếng Việt Nam. Đầu tiên, phải đảm bảo được các yếu tố về chuyên môn để có một bài dịch đúng chuẩn. Sau đó, cần rèn luyện và giữ vững các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Đọc tài liệu bằng tiếng Trung

Một trong những cú sốc khi bắt đầu học ngôn ngữ Trung là việc phải ‘quên’ bảng chữ cái alphabet. Bạn sẽ cảm thấy hoang mang, lạ lẫm trong lần đầu tiên tiếp xúc với hệ thống chữ tượng hình. Vì vậy, không còn cách nào khả dĩ hơn là bạn phải đọc nhiều, đọc kỹ, đọc thường xuyên các tài liệu bằng tiếng Trung như sách, truyện, thơ ca, báo chí,… để tăng độ thẩm thấu với Hán ngữ.

Phiên dịch tiếng Trung không còn là thách thức với 5 kỹ năng vàng - Ảnh 2
Đọc tài liệu bằng tiếng Trung để làm giàu vốn từ – Ảnh internet

Bạn cũng nên tham khảo, nghiên cứu những bài dịch tiếng Trung sang tiếng Việt Nam từ những người đi trước để học hỏi cách chuyển ngữ, cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng ngữ cảnh và cách hành văn của họ. Bên cạnh đó, việc đọc tài liệu cũng giúp bạn làm giàu, mở rộng vốn từ vựng của mình để có thể dịch nhanh và chính xác, tiết kiệm thời gian tra từ điển, để bài dịch có hồn, trôi chảy hơn.

Trau dồi vốn tiếng Việt

Phiên dịch tiếng Trung không còn là thách thức với 5 kỹ năng vàng - Ảnh 3
Trước khi học một ngôn ngữ, phải nắm vững tiếng mẹ đẻ – Ảnh internet

Để nâng cao kỹ năng dịch tiếng Trung sang tiếng Việt Nam, một trong những yêu cầu không thể bỏ qua là phải sở hữu vốn từ vựng tiếng mẹ đẻ dồi dào. Nếu vốn tiếng Việt chưa tốt thì trong quá trình dịch, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm câu chữ để diễn đạt lại ý nghĩa của văn bản gốc, dẫn đến việc giảm chất lượng bản dịch. Có một bí quyết hữu hiệu mà dân phiên dịch tiếng Trung thường áp dụng là trước khi dịch văn bản Hán ngữ ở một lĩnh vực nào đó thì các bạn nên tìm đọc những tài liệu bổ trợ thuộc lĩnh vực này bằng tiếng Việt trước để học từ mới và tham khảo các trường từ vựng. Như vậy, khi bắt tay vào dịch, cách hành văn, câu cú của bạn sẽ trơn tru, uyển chuyển hơn rất nhiều.

Học chữ thật chăm chỉ

Phiên dịch tiếng Trung không còn là thách thức với 5 kỹ năng vàng - Ảnh 4
Ngôn ngữ Trung có tới 80.000 ký tự – Ảnh internet

Thuộc nhóm ngôn ngữ tượng hình nên để có thể nghe, nói, đọc, viết thành thạo Trung văn, một người phải nắm được ít nhất 2000 trong tổng số 80.000 ký tự. Bạn không còn cách nào khác là phải học thuộc lòng từ mặt chữ cho tới cách phiên âm Pinyin của chúng, bởi các nguyên tắc ghép vần là không có tác dụng đối với tiếng Trung. Bên cạnh đó, do yếu tố tượng hình nên việc tra cứu từ điển Hán ngữ cũng không hề đơn giản nếu không muốn nói là khó khăn nếu như bạn không chăm chỉ học thuộc và ghi nhớ ký tự mỗi ngày. Thế giới của những phiên dịch viên tiếng Trung tài giỏi không có chỗ cho người lười biếng.

Rèn luyện tính cẩn thận

Phiên dịch tiếng Trung không còn là thách thức với 5 kỹ năng vàng - Ảnh 5
Cẩn thận là đức tính hàng đầu trong dịch thuật – Ảnh internet

Tính cẩn thận được đề cao không chỉ trong dịch thuật mà còn là yếu tố cần thiết ở bất cứ ngành nghề nào. Đức tính này giúp bạn tránh được sai sót và hạn chế tối đa rủi ro nghề nghiệp. Vì vậy, khi được giao tài liệu, dù đơn giản hay phức tạp, dù ngắn hay dài thì bạn cũng phải đảm bảo việc chuyển ngữ được chính xác, dễ hiểu về mặt từ ngữ, câu văn. Đối với các tài liệu mang tính chuyên ngành, biên phiên dịch viên càng phải chú trọng việc sử dụng thuật ngữ một cách hợp lý. Bên cạnh đó, đức tính cẩn thận còn đòi hỏi bạn phải chú ý chỉnh sửa câu cú, ngữ nghĩa sao cho chính xác, đảm bảo tuân thủ đúng tiêu chuẩn về chính tả và ngữ pháp.

Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

Một kỹ năng trong nghề biên phiên dịch mà bạn cần hết sức lưu ý là tuyệt đối trung thành với văn bản gốc. Là người chịu trách nhiệm truyền tải trực tiếp ngôn ngữ từ tiếng Trung sang tiếng Việt và ngược lại nên bạn không được phép thay đổi cấu trúc, nội dung văn bản gốc theo chiều hướng chủ quan hoặc áp đặt suy nghĩ của mình vào bài dịch. Văn bản dịch ra cần phải diễn tả đúng và giữ nguyên được thông tin mà văn bản gốc hướng tới, tức là có nội dung tương xứng. Văn bản dịch phải khách quan, trung lập, không được đánh mất ý nghĩa của văn bản gốc, sao cho người đọc hiểu được dụng ý mà văn bản gốc muốn truyền đạt. Đó là lương tâm nghề nghiệp mà mỗi phiên dịch viên cần phải tự trau dồi và giữ vững trong suốt thời gian làm nghề.

Tương lai xán lạn khi trở thành một phiên dịch viên tiếng Trung

Ngôn ngữ của người Hoa trở thành một trong những thứ tiếng được sử dụng nhiều nhất thế giới và ngành phiên dịch tiếng Trung đang thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Trở thành một phiên dịch viên tiếng Trung, tuy phải đáp ứng không ít yêu cầu khắt khe nhưng bạn sẽ được hưởng nhiều đãi ngộ xứng tầm với năng lực.

Cơ hội du lịch Trung Quốc

Làm nghề biên phiên dịch tiếng Trung, bạn sẽ có cơ hội khám phá nền văn minh Trung Hoa rộng lớn, có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu và tích lũy thêm thông tin về lịch sử, văn hóa ngàn năm của đất nước tỷ dân. Điều kiện làm việc với ngôn ngữ cũng cho phép bạn có cơ hội đến tham quan, công tác tại Trung Quốc – một trong những cường quốc kinh tế của thế giới.

Cơ hội việc làm dồi dào

Trong bối cảnh hội nhập và đẩy mạnh giao thương Việt – Trung, các công ty, tổ chức và cơ quan từ Trung Quốc sẽ tìm đến và luôn cần những phiên dịch viên giỏi để giúp họ tìm hiểu thị trường Việt Nam. Vì thế, có thể nói, hiện nay, cơ hội tìm việc làm đối với những người thành thạo tiếng Hoa sẽ càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Phiên dịch tiếng Trung không còn là thách thức với 5 kỹ năng vàng - Ảnh 6
Đất nước Trung Hoa xinh đẹp – Ảnh internet

Thu nhập cao và ổn định so với mặt bằng chung

Theo đánh giá, các phiên dịch viên tiếng Trung được trả thù lao khá cao so với mức trung bình của các ngành nghề. Tất nhiên, đồng lương còn tùy thuộc vào trình độ của người dịch và yêu cầu của công việc, môi trường làm việc song một mức thu nhập vài chục triệu là điều bạn hoàn toàn có thể hướng đến.

Để có được những đãi ngộ đó, người làm nghề biên phiên dịch phải đánh đổi bằng sức lao động, phải bỏ thời gian tìm hiểu tài liệu, kiến thức văn hóa, lịch sử, kinh tế,… để làm nền tảng cho bài dịch, để trau dồi vốn hiểu biết của bản thân. Dù sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn nhưng nghề phiên dịch tiếng Trung cũng mang lại cho bạn những niềm vui, cảm hứng không ngờ. Hãy cố gắng và vững tin vào con đường đã chọn.

Nguồn: http://timviecphiendich.com/

Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: hotro@timviec.com.vn

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.