Warning: file_put_contents(/kdata/cloud/timviecphiendich/wpdiscuz/captcha/.htaccess): failed to open stream: No such file or directory in /var/www/html/project/timviecphiendich.com/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Field/DefaultField/Captcha.php on line 132 Thông dịch viên: Những điều cần nhớ nếu muốn theo nghề

Thông dịch viên: Những điều cần nhớ nếu muốn theo nghề

2 (40%) 1 vote

Thông dịch viên là một cụm từ không hề xa lạ đối với những người muốn ứng tuyển biên phiên dịch. Vậy nó có gì đặc biệt, cùng tìm hiểu nhé!

Thông dịch viên, phiên dịch, biên dịch đều là những từ ngữ mà chúng nghe thấy nhiều trong cuộc sống nhưng liệu bạn có phân biệt được sự khác biệt giữa chúng? Không bàn nhiều đến biên dịch hay phiên dịch, bài viết này sẽ tập trung đề cập về nghề thông dịch. Thông dịch viên là ai? Họ làm công việc gì? Họ phải có những kỹ năng gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp.

Thông dịch viên là gì?

Thông dịch viên là từ chỉ những người có khả năng vượt trội về ngôn ngữ, họ có thể dịch câu từ, văn bản từ một ngôn ngữ gốc ra một hoặc nhiều ngôn ngữ khác. Hiểu kỹ càng hơn thì thông dịch viên chính là những người chuyên về dịch nói.

Phiên dịch là từ chỉ công việc dịch thuật nói chung, nó bao hàm 2 phạm trù nhỏ hơn là thông dịch và biên dịch. Biên dịch là dịch viết, dịch thành văn bản trên giấy còn thông dịch chính là dịch nói, dịch trực tiếp. Nhiệm vụ chính của thông dịch viên chính là lắng nghe người nói sử dụng ngôn ngữ gốc và ngay lập tức dịch sang ngôn ngữ đích để người nghe có thể hiểu và trao đổi lại được.

Công việc thông dịch bao gồm những gì?

Công việc chính của thông dịch viên thường bao gồm những nhiệm vụ sau:

Dịch hội nghị

Dịch hội nghị còn được gọi là dịch cabin, nhiệm vụ này là một phần công việc gần như bắt buộc đối với các thông dịch viên. Họ sẽ tham gia các buổi họp hay hội nghị và đảm nhiệm việc dịch cho các lãnh đạo cấp cao.

Ở đây, họ sẽ được cấp cho tai nghe và mic để sử dụng trong quá trình dịch. Dịch cabin yêu cầu người thông dịch phải có chuyên môn cực kỳ tốt và sự nhanh nhạy để ứng phó với mọi tình huống.

Thông dịch viên: Những điều cần nhớ nếu muốn theo nghề - Ảnh 1
Dịch cabin yêu cầu TDV phải có chuyên môn tốt và sự nhạy bén. Nguồn ảnh Internet

Dịch thương thảo

Dịch thương thảo là công việc thông dịch diễn ra ở các buổi thương lượng hoặc ký kết hợp đồng giữa các đối tác kinh doanh. Người chủ trì buổi thương thảo sẽ nhờ đến sự giúp sức của các thông dịch viên để truyền tải lời nói cũng như suy nghĩ của mình đến với các đối tác nước ngoài.

Mục đích cuối cùng là giúp các bên tìm được tiếng nói chung và thành công ký kết hợp đồng và hợp tác kinh doanh với nhau. Dịch thương thảo cũng yêu cầu người thông dịch phải cực kỳ khéo léo và nhạy bén.

Thông dịch viên: Những điều cần nhớ nếu muốn theo nghề - Ảnh 2
Thông dịch viên có nhiệm vụ giúp các bên tìm được tiếng nói chung và thành công ký kết hợp đồng. Nguồn ảnh Internet

Dịch radio

Dịch radio cũng là một phần công việc của các thông dịch viên chuyên nghiệp. Họ được mời đến những chương trình radio phát sóng bằng tiếng nước ngoài và dĩ nhiên nhiệm vụ của họ là dịch toàn bộ các tin tức ra tiếng Việt để người nghe radio trên khắp cả nước có thể hiểu.

Công việc dịch radio cũng không hề đơn giản bởi bạn đang dịch cho cả triệu người nghe, vì vậy bạn không được phép sai sót dù chỉ là một chút.

Thông dịch viên: Những điều cần nhớ nếu muốn theo nghề - Ảnh 3
Dịch radio không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự chính xác cao. Nguồn ảnh Internet

►Xem ngay: Thông tin tuyển nhân viên digital marketing HOT nhất hiện nay.

Kỹ năng mà người làm nghề thông dịch nhất định phải có

Thông dịch viên thường phải tự trang bị cho mình những kỹ năng sau đây để có thành công với nghề:

Kỹ năng giao tiếp

Ngoài chuyên môn thì kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những “vũ khí” tối quan trọng của một thông dịch viên. Bản thân người thông dịch thường đứng ở vị trí trung gian, là người đứng giữa, là cầu nối giữa 2 bên đối lập.

Chính vì vậy, họ phải luôn tự tin, chủ động và vững vàng trong giao tiếp. Chỉ có như vậy, thông dịch viên mới có thể làm hài lòng cả 2 bên khách hàng và đạt được kết quả làm việc tốt nhất.

Thông dịch viên: Những điều cần nhớ nếu muốn theo nghề - Ảnh 4
Kỹ năng giao tiếp là một trong những “vũ khí” tối quan trọng của một TDV. Nguồn ảnh Internet

Kỹ năng xử lý thông tin

Phân tích và xử lý thông tin cũng là một kỹ năng không thể thiếu của thông dịch viên. Thông dịch viên luôn phải dịch trực tiếp chứ không có nhiều thời gian để suy nghĩ, thậm chí là tra cứu tài liệu để có được bản dịch chuẩn như người làm biên dịch.

Vì vậy, họ nhất định phải nhanh nhạy, linh hoạt, có thể xử lý thông tin cực nhanh nhưng phải đảm bảo độ chính xác. Có như vậy thì họ mới trở thành những thông dịch viên thành công được.

Kỹ năng nắm bắt tâm lý

Người làm nghề thông dịch phải biết cách nắm bắt tâm lý những người xung quanh. Như đã nói, họ làm nhiệm vụ “cầu nối” giữa 2 bên khách hàng. Chỉ có nắm bắt tốt tâm lý của những con người ấy và tìm ra cách giao tiếp thích hợp thì thông dịch viên mới có thể làm vừa lòng đôi bên. Buổi dịch của họ có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào loại kỹ năng đặc biệt này.

Thông dịch viên: Những điều cần nhớ nếu muốn theo nghề - Ảnh 5
Thông dịch viên phải biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng. Nguồn ảnh Internet

Trên đây là những thông tin cơ bản về nghề thông dịch như thông dịch viên là gì, thông dịch viên làm công việc gì và những kỹ năng mà thông dịch viên cần có. Hi vọng những chia sẻ này của timviecphiendich.com sẽ giúp ích nhiều cho bạn để bạn sớm trở thành một thông dịch viên như mong muốn!

>>> Bạn thắc mắc phiên dịch viên cần bằng cấp gì ➨ Click xem ngay câu trả lời nhé!

2 (40%) 1 vote
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: hotro@timviec.com.vn

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.