Khâu tuyển dụng được xem là bước quan trọng giúp các công ty, doanh nghiệp có thể kiếm tìm được các ứng viên ngành phiên dịch có năng lực, phù hợp cho từng vị trí. Có thể thấy, các bước ở quy trình tuyển dụng đều cần được chuẩn bị cẩn thận thì mới mang lại một quá trình tuyển dụng thành công và đạt kết quả như kỳ vọng. Vậy đâu là các bước trong quy trình tuyển dụng ngành phiên dịch?
- Mô tả công việc phiên dịch tiếng Hàn và những tiêu chí tuyển dụng
- Trọn bộ bản mô tả công việc thông dịch viên đầy đủ
Khái niệm quy trình tuyển dụng
Doanh nghiệp hay công ty có phát triển được hay không phụ thuộc phần lớn vào nguồn lực, nhân viên. Do vậy, các doanh nghiệp rất coi trọng vấn đề chọn lọc ứng viên tiềm năng hoặc phù hợp cho các vị trí họ đang thiếu. Muốn đạt được mục tiêu đề ra thì bắt buộc từng công ty cần có một quy trình tuyển dụng nhân sự rõ ràng, phù hợp.
Toàn bộ quá trình chọn hay sàng lọc ra các ứng viên có đủ trình độ, phù hợp yêu cầu mà công ty đưa ra.
Các bước trong quy trình tuyển dụng nhân lực ngành phiên dịch
Bước 1: Xác định rõ nhu cầu nhân sự
Trong các bước tuyển dụng nhân sự ngành phiên dịch thì đây là giai đoạn đầu tiên bắt buộc doanh nghiệp cần có. Nhà tuyển dụng cần biết rõ tình hình nhu cầu nhân sự phiên dịch, thông dịch hay biên dịch hiện có của doanh nghiệp mình thì mới có thể mong việc tuyển dụng nhân lực diễn ra dễ dàng. Việc trả lời được những câu hỏi sau sẽ là cách giúp nhà tuyển dụng xác định mục tiêu tuyển dụng của mình cụ thể:
- Các vị trí nào đang có nhu cầu cần tuyển nhân viên phiên dịch, thông dịch hay biên dịch?
- Cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên nữa?
- Việc tuyển dụng phiên dịch, thông dịch, biên dịch cần kéo dài trong bao lâu?
- Tuyển dụng các vị trí này có yêu cầu gì đặc biệt không?
Tất nhiên, tùy theo quy mô hoạt động của mỗi doanh nghiệp, công ty mà nhu cầu tuyển dụng nhân lực cũng sẽ khác nhau.
Doanh nghiệp lớn: Trong các doanh nghiệp này đều có bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm thực hiện quy trình tuyển chọn nhân sự nếu các phòng ban khác có nhu cầu muốn tuyển thêm phiên dịch, biên dịch hay thông dịch. Trường hợp có nhiều phòng ban/bộ phận đều cần tuyển dụng nhân viên thì bộ phận nhân sự sẽ đề xuất với lãnh đạo để đưa ra kế hoạch quy trình tuyển dụng ngành phiên dịch lớn ở nhiều vị trí.
Doanh nghiệp nhỏ: Với các doanh nghiệp nhỏ thì bộ phận nhân sự thường không có phòng riêng. Chính vì vậy mà phòng ban nào cần tuyển thêm phiên dịch, biên dịch hay thông dịch thì sẽ tự thực hiện các bước tuyển dụng nhân sự, đưa ra kế hoạch tuyển dụng chi tiết và trình lãnh đạo phê duyệt.
Bước 2: Đăng tin tuyển dụng
Phần tiếp theo doanh nghiệp cần lầm sau khi đã nắm rõ nhu cầu, mục tiêu tuyển dụng phiên dịch, thông dịch và biên dịch chính là đăng tin tuyển dụng. Nội dung trong phần đăng tin cần nêu rõ vị trí cần tuyển, mô tả công việc chi tiết, yêu cầu về học vấn, trình độ, kinh nghiệm phiên dịch và các thông tin để ứng viên có thể chủ động liên lạc.
Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ các trang mạng xã hội và công nghệ thông tin mà việc đăng tin tuyển dụng trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Thậm chí, các doanh nghiệp có thể đăng tin tuyển dụng trên các trang web tìm việc uy tín, hoàn toàn miễn phí.
Bước 3: Tiếp nhận và lọc hồ sơ
Dựa theo yêu cầu nhận hồ sơ đưa ra khi đăng tuyển phiên dịch viên, thông dịch viên và biên dịch viên thì doanh nghiệp sẽ nhận hồ sơ của ứng viên bằng bản cứng hoặc bản mềm. Nhân viên phòng nhân sự sẽ tổng hợp lại toàn bộ và lọc ra các ứng viên đáp ứng sát nhất với yêu cầu vị trí tuyển dụng để mời tham gia vòng phỏng vấn.
Nhằm tránh bỏ sót các ứng viên có kinh nghiệm, năng lực phù hợp thì việc chọn lựa hồ sơ cần diễn ra bắt buộc, công bằng. Việc loại trừ không chỉ dừng ở vòng chọn lọc hồ sơ theo mục tiêu mà còn diễn ra ở vòng phỏng vấn.
Bước 4: Phỏng vấn
Các ứng viên đã vượt qua vòng chọn lọc hồ sơ đúng tiêu chí doanh nghiệp đưa ra sẽ nhận được thư mời phòng vấn trực tiếp. Tất nhiên, các vòng phòng vấn phiên dịch, thông dịch và biên dịch sẽ khác nhau dựa theo quy trình phỏng vấn của từng công ty như phỏng vấn tuyển chọn hoặc phỏng vấn sơ bộ và kiểm tra trắc nghiệm.
Việc đánh giá đúng năng lực và trình độ ứng viên, mức độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp sẽ được nhà tuyển dụng thực hiện thông qua cách đưa ra các câu hỏi thực tế phù hợp với vị trí cần tuyển và các câu hỏi liên quan tới kỹ năng phiên dịch.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ nêu rõ về chế độ làm việc, nội quy và yêu cầu công việc trong buổi phỏng vấn. Ứng viên sẽ được thông báo về thời gian nhận kết quả vấn sau khi kết thúc buổi phỏng vấn.
Bước 5: Thử việc
Sau khi hoàn thành tốt trong buổi phỏng vấn thì các ứng viên sẽ nhận được thư mời để tới thử việc làm phiên dịch ở công ty. Để tránh lãng phí thời gian và chi phí, nhiều doanh nghiệp chọn phương thức chọn nhiều ứng viên phù hợp tới thử việc cùng lúc. Với những ứng viên không có nhiệt huyết hoặc không phù hợp với công việc sẽ được công ty cho thôi việc.
Bước 6: Quyết định tuyển chọn
Thời gian thử việc chính là khoảng thời gian để nhà tuyển dụng quan sát và đánh giá mức độ phù hợp của từng ứng viên phiên dịch, thông dịch và biên dịch trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng. Ứng viên được nhận làm nhân viên chính thức sẽ ký kết hợp đồng sau quyết định tuyển dụng.
Các quyền lợi, lương phiên dịch và chế độ phúc lợi mà ứng viên còn chưa rõ sẽ được nhà tuyển dụng giải đáp đầy đủ.
Sau mỗi quá trình tuyển dụng kết thúc, các phòng ban sẽ có một buổi họp tổng kết, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra ban đầu. Đây là việc không thể bỏ qua, vì nó sẽ giúp doanh nghiệp biết được ưu và nhược điểm của quy trình tuyển dụng.
Tìm Việc Phiên Dịch mong rằng những chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp các ứng viên và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình tuyển dụng ngành phiên dịch. Tất cả đều vì mục tiêu chính là giúp doanh nghiệp tìm ra những ứng viên có năng lực phù hợp.