Phiên dịch viên tiếng Anh không phải nghề quá khó, chỉ cần nắm vững những kỹ năng cơ bản trong bài viết này sẽ giúp công việc phiên dịch viên tiếng Anh thuận lợi hơn bao giờ hết.
- 4 mẹo đơn giản để thuê thông dịch tiếng Nhật bán thời gian chất lượng cao
- Làm phiên dịch tiếng Hoa, cơ hội đi hết đất nước Trung Quốc
- Tìm việc phiên dịch: Triển vọng xán lạn nhưng yêu cầu cao về đạo đức
Phiên dịch viên tiếng Anh là nghề đòi hỏi bạn phải chịu đựng được môi trường làm việc khắc nghiệt; đặc biệt là đối với những người chuyên dịch cabin hội nghị. Áp lực là thế nhưng không phải ai cũng dễ dàng chiếm được cảm tình của khách hàng dù đã cố gắng hết sức. Một số nguyên tắc được gợi ý trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề khó khăn này:
Trước khi làm phiên dịch tiếng Anh
Luôn đến trước giờ diễn ra sự kiện
Lộ trình di chuyển có thể làm bạn mất khá nhiều thời gian, vì thế hãy đến sớm hơn trước giờ buổi dịch bắt đầu để chuẩn bị tốt hơn cho công việc phiên dịch tiếng Anh của bạn. Đến đúng giờ không những giúp gây ấn tượng cho khách hàng mà còn giúp bạn ổn định tâm lý, định thần mọi thứ trước khi bắt đầu công việc. Tất nhiên mọi thứ đều được chuẩn bị từ nhà nhưng nếu đến trước bạn sẽ có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu phát sinh cũng như làm quen với nhân vật chính được mời đến trong sự kiện.
Nghiên cứu về chủ đề dịch
Khi nhận công việc, hãy bắt tay luôn vào việc nghiên cứu về chủ đề bạn chuẩn bị dịch. Hãy làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành có trong tài liệu và liên quan bên ngoài đến sự kiện. Càng có nhiều thông tin tương tự ở các hội nghị, buổi họp trước đó, việc dịch của bạn sẽ thuận lợi hơn.
Phiên dịch viên tiếng Anh hãy luôn có một cuốn từ điển, bút và giấy trên tay để sẵn sàng ứng phó phòng trường hợp gặp khó với thuật ngữ mới. Làm quen và hòa nhập vào không khí sự kiện sẽ giúp bạn định hướng được chủ đề chính và những gì cần nhắm tới trong buổi dịch đó.
Làm quen với hoàn cảnh, đối tượng
Làm phiên dịch tiếng Anh, khách hàng của bạn sẽ là những người đến từ hàng trăm lĩnh vực khác nhau, chức vụ khác nhau và tính cách cũng khác. Vì lý do này mà bạn cần làm quen với họ trước khi bắt đầu công việc. Trước hết, sự làm quen, tương tác trước sẽ giúp bạn hiểu được mong muốn của khách hàng và nắm bắt tâm lý của họ để bên dịch và bên nghe dịch hợp tác tốt hơn. Sau nữa, biết đâu bạn sẽ có được lời mời hợp tác lần khác nếu bạn làm tốt.
Ngoài ra, phiên dịch viên nên chuẩn bị cho các điều kiện đặc biệt, chẳng hạn như nếu nó liên quan đến việc phiên dịch cho trẻ em hoặc trong các phiên dịch dịch vụ sức khỏe, tâm lý. Mỗi hoàn cảnh dịch đều phải sử dụng một giọng điệu hoạt cảnh khác nhau. Nếu bạn đưa thái độ phấn khích thái quá như đang dịch sự kiện vui nhộn vào hoàn cảnh hội nghị trang trọng thì chẳng phải sai quá sai hay sao?
Trong khi thực hiện công việc phiên dịch tiếng Anh
Giữ phong thái hòa nhã, hợp hoàn cảnh
Thái độ của phiên dịch viên khi làm việc luôn được đặt lên hàng đầu. Thiện cảm của đối tác sẽ đến ngay từ lần đầu nếu như bạn chỉn chu trong lối ăn mặc, tác phong lịch sự, hòa nhã. Ngay cả một cái bắt tay hay nụ cười cũng thể hiện trình độ giao tiếp của bạn. Tuyệt đối đừng bao giờ để khách hàng thấy bạn lôi thôi hay chưa kịp chải đầu. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng tất cả mọi thứ trước khi bước ra khỏi nhà với tinh thần phấn chấn nhất. Phiên dịch viên hãy cho khách hàng thấy họ chọn bạn là đúng.
Giới thiệu về bản thân trước khi bắt đầu cuộc dịch thoại
Nếu người dùng thông dịch không thông báo cho khách hàng của mình, bạn phải tự trình bày về mình. Trước khi bắt đầu công việc phiên dịch tiếng Anh, hãy nói cho cả hai bên về vai trò của bạn. Tốt nhất, hãy bắt đầu cuộc phiên dịch bằng cách giới thiệu bản thân. Ví dụ: “Xin lỗi, tôi có thể bắt đầu bằng cách giới thiệu bản thân mình không?”. Sau đó bạn nên trình bày điều này bằng cả hai ngôn ngữ.
Mục đích là để khách hàng cảm thấy an toàn và chắc chắn về tất cả những gì bạn nói. Bên cạnh đó là để thăm dò xem họ đã bắt đầu cuộc thoại chưa hay còn vấn đề gì khúc mắc, tránh cho bạn những va vấp và tình huống khó giải quyết. Tuy nhiên, cũng đừng cố nói về mình dài dòng làm mất thời gian của khách hàng, họ không thích điều này tý nào, trừ khi họ muốn nghe về bạn trước khi làm việc.
Luôn giữ thái độ độ trung lập khi làm phiên dịch tiếng Anh
Thái độ trung lập chính là bạn không dìm hàng hay tâng bốc cho phía nào. Việc của bạn là “phiên dịch”, tức là thay phiên dịch qua dịch lại giữa 2 bên, phải đảm bảo bạn luôn dịch sát nghĩa, đúng, đủ nội dung khách hàng nói ra.
Hãy giải thích tất cả những gì được nói, đừng tóm tắt hay thêm ý kiến cá nhân của bạn vào lời dịch. Bạn không được đứng về phía người dùng phiên dịch hoặc khách hàng tham gia nghe dịch; cũng đừng tham bàn vào vấn đề của họ vì cuộc thảo luận không phải của 3 bên.
Bên cạnh đó, giữ bí mật cho khách hàng là điều phiên dịch viên phải tuân thủ nghiêm ngặt. Mọi điều được nói trong cuộc thảo luận diễn giải đều là bí mật. Tất cả mọi thứ được nói trong cuộc thảo luận diễn giải đều được bảo mật. Hãy nhớ, luôn phiên dịch ở ngôi thứ nhất để đảm bảo sự trung lập cuộc thoại.
Sau khi làm xong công việc phiên dịch tiếng Anh
Sau khi kết thúc phiên dịch, điều quan trọng nhất chính là sự giao tiếp của bạn. Hãy cho khách hàng biết cuộc phiên dịch này rất tốt đẹp, dù việc đàm phán có thành công hay không, hãy dùng ngôn ngữ của bạn để giúp họ giải tỏa áp lực bằng cách nói những câu xoa dịu như: “Bên A rất cảm ơn sự hiện diện của ngài hôm nay” hoặc “bên B cảm ơn ngài đã dành thời gian cho họ hôm nay”.
Bên cạnh đó, những tài liệu được xem là bảo mật hãy mang giao lại hết cho bên thuê phiên dịch vì như đã nói đến ở trên, đó là nguyên tắc. Đừng bao giờ cầm tài liệu của khách hàng dù nó có quan trọng hay không vì ai biết được điều gì sẽ xảy ra, nhất là trong kinh doanh hay chính trị, mọi phương án, dự án đều là bí mật. Trừ khi cuộc phiên dịch vẫn còn tiếp diễn vào buổi liền kề sau đó và khách hàng yêu cầu bạn nghiên cứu. Bằng không, hãy hủy tất cả chúng.
Phiên dịch viên cũng cần tự xem lại những điểm gì tốt và không tốt trong quá trình làm phiên dịch tiếng Anh của mình để đưa ra sự điều chỉnh cần thiết cho lần sau. Hãy mạnh dạn hỏi ý kiến đánh giá của khách hàng. Bạn cũng nên giữ liên hệ và đưa ra đề nghị giúp đỡ nếu họ còn khúc mắc. Việc giữ liên lạc sẽ rất có lợi cho sự nghiệp của bạn về lâu dài.
Xem thêm Tại Đây:
- Phiên dịch tiếng Nhật: Học vất vả nhưng thành công không ai bằng
- Yêu văn hóa dân tộc nên chọn nghề phiên dịch tiếng Việt
- Nghề dịch thuật công chứng: Chạy theo lợi nhuận sẽ khó thành công
Nói chung thì nghề phiên dịch viên tiếng Anh cần nắm bắt rất nhiều kỹ năng cũng như kiến thức khác nhau. Nghề này yêu cầu “tiêu hóa nhanh, dịch nhanh”. Khách hàng vừa nói xong, bạn phải ngay lập tức hiểu được, cho dù còn thiếu sót vài phần trăm ý nghĩa. Nếu bạn còn mù mờ, họ nói 10 câu mà bạn chưa dịch xong 1 câu thì bạn chưa thể bước chân vào nghề phiên dịch được.