Không chỉ đơn thuần là giỏi ngoại ngữ, nghề phiên dịch tiếng Việt còn yêu cầu bạn có am hiểu tường tận về sự giàu đẹp trong tiếng nói và văn hóa dân tộc mình, mở ra cơ hội việc làm phiên dịch tiếng việt vô cùng lớn.
- Phiên dịch tiếng Anh tại nhà: Không cần ra đường vẫn rủng rỉnh tiền tiêu
- Phiên dịch tiếng Anh part time: Không bó buộc thời gian, thù lao dư dả
- Biên phiên dịch tiếng Nhật: Đằng sau lương khủng là cả thách thức lớn
Tiếng Việt và phong cách sinh hoạt đời sống của người Việt Nam tạo nên một nền văn hóa dân tộc vô cùng đẹp đẽ. Ngôn ngữ Việt giàu đẹp, từ âm điệu, thanh sắc đều mang lại ngữ nghĩa phong phú cho người đọc, người nghe. Nếu bạn yêu văn hóa Việt, yêu ngôn ngữ của dân tộc ta thì hãy chọn nghề phiên dịch tiếng Việt.
Vì sao lại cần một phiên dịch tiếng Việt?
Cũng giống như tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác trên thế giới này, tiếng Việt cũng cần được phiên dịch cho người khác nghe. Một người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, học tập hoặc làm việc cũng cần nghe, nói và giao tiếp được với người bản địa. Vì vậy, một phiên dịch ngôn ngữ Việt là rất cần thiết.
Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đổ dồn về Việt Nam khai thác kinh tế. Bên cạnh đó, việc giao lưu hợp tác văn hóa – chính trị giữa các nước cũng cần được thông ngữ bằng cách phiên dịch. Nếu nói về du lịch thì lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng đông, nhất là các nước như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Vai trò của người phiên dịch tiếng Việt càng được nâng cao.
Không phải ai cũng biết hoặc nói được tiếng Việt ngay từ khi họ mới đến Việt Nam (trừ khi là Việt kiều từ nhỏ được gia đình dạy tiếng Việt hoặc thích học tiếng Việt từ trước). Điều họ cần khi đặt chân đến Việt Nam chính là một người biết tiếng của họ và thành thạo tiếng Việt để giúp họ giao tiếp khi cần. Vì những lẽ đó, chúng ta không những cần mà còn cần lượng phiên dịch viên rất lớn.
Công việc của phiên dịch viên tiếng Việt là gì?
Không cần kể ra đây những định nghĩa sâu xa vì ai cũng hiểu phiên dịch chính là dịch từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác với nội dung, ý nghĩa không thay đổi so với từ gốc. Nếu phiên dịch từ tiếng Việt sang ngôn ngữ quốc tế cho người nước ngoài hiểu thì phiên dịch ngôn ngữ Việt làm điều ngược lại. Về bản chất, việc làm này không có gì thay đổi, chỉ thay đổi đích người nghe.
Ví dụ, khi bạn làm thông dịch viên cho một người Anh và một người Việt Nam, việc của bạn là dịch thoại từ tiếng Việt ra tiếng Anh cho người Anh hiểu và ngược lại, phiên dịch tiếng Anh sang Việt cho người Việt hiểu. Qua bạn, 2 người này có thể hiểu và truyền đạt được thông điệp tới nhau mà họ không cần học ngôn ngữ của đối phương. Trong trường hợp này, chủ thể người Việt sẽ gọi bạn là phiên dịch viên tiếng Anh, chủ thể người Anh sẽ gọi bạn là phiên dịch viên tiếng Việt.
Nói thì khó hiểu nhưng thực chất bạn chỉ cần biết ít nhất hai ngôn ngữ: tiếng Việt gốc và tối đa một thứ ngoại ngữ khác là bạn đã có thể làm phiên dịch viên tiếng Việt. Phiên dịch viên Tiếng Việt giỏi là người có vốn am hiểu phong phú về tiếng bản địa và biết cách dịch, biểu đạt ý nghĩa tốt nhất đến người nghe.
Ngày nay, ở Việt Nam ưa chuộng hai loại phiên dịch là dịch tiếng Nhật sang Việt và phiên dịch tiếng Anh sang Việt. Vậy hai loại này có gì khác nhau và vì sao dịch hai ngôn ngữ này lại hot đến như thế?
-
Phiên dịch tiếng Anh sang Việt – Nghề phổ biến nhưng không phải ai cũng giỏi
Thông dịch Anh ngữ thường xuyên được sử dụng trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực bởi tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu. Để phiên dịch được ngôn ngữ này, phiên dịch viên phải đảm bảo tất cả yếu tố nghe, nói, đọc, viết và hiểu biết sâu rộng về kiến thức chuyên ngành dịch cũng như văn hóa giao tiếp của khách hàng (các đối tác nước ngoài).
Phiên dịch viên tiếng Anh là nghề rất phổ biến. Trung bình, cứ 100 người Việt Nam học tiếng Anh thì có tới 50% học vì mục đích công việc, nửa còn lại học để vượt qua các bài thi, đi định cư nước ngoài và các mục đích khác. Nếu chỉ căn bản là học để thi, học để làm biên dịch thì xem ra không mấy khó khăn, nhưng học để trở thành phiên dịch thì lại hoàn toàn khác.
Người phiên dịch tiếng Anh sang Việt và ngược lại là người xóa bỏ rào cản ngôn ngữ giữa hai bên, không chỉ đơn giản là dịch mà còn là cầu nối giúp người nghe phát triển mối quan hệ với nhau. Một cuộc thoại, cuộc hợp tác có thành công hay không phụ thuộc 30% vào yếu tố phiên dịch. Vì thế công việc của người dịch là rất quan trọng.
Tuy nhiên, tiếng Anh không phải loại ngôn ngữ dễ học. Để đọc thông hiểu thạo, trước tiên là học cấu trúc ngữ pháp, sau là rèn luyện khả năng nghe, nói và quan trọng nhất là thuộc từ vựng. Quá trình này không thể diễn ra trong “một sớm, một chiều” mà cần mất khá nhiều thời gian chăm chỉ, cần mẫn để học. Đối với những người đam mê thì không nói, nếu không yêu ngôn ngữ này, bạn khó lòng mà học đến đích. Chính vì vậy, nghề phiên dịch tiếng Anh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng theo được.
-
Phiên dịch tiếng Nhật sang Việt – Kinh tế thúc đẩy nghề nghiệp
Cũng giống như học tiếng Anh, việc học tiếng Nhật giúp bạn tiến đến gần hơn với những công việc mơ ước. Trong thời đại kinh tế hội nhập, tiếng Nhật có giá trị ngang ngửa tiếng Anh và mang lại cho bạn những cơ hội việc làm hấp dẫn.
Cứ 3 doanh nghiệp sử dụng tiếng Anh thì 1 doanh nghiệp yêu cầu tiếng Nhật. Nhật Bản chú trọng đầu tư sản xuất, nghiên cứu khoa học – kỹ thuật tiên tiến tại Việt Nam vì nước ta là đất nước tiềm năng về mặt thị trường tiêu thụ và nhân lực. Việc làm dịch tiếng Nhật sang Việt được người lao động tìm kiếm ráo riết.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu với Việt Nam. Chỉ tính đến năm 2017, Nhật đã cung cấp khoản vốn vay ODA cho Việt Nam lên đến khoảng 123 tỷ Yên (tương đương 1,05 tỷ USD) trong các lĩnh vực an ninh hàng hải, ứng phó với biến đổi khí hậu và xử lý chất thải. Các doanh nghiệp Nhật đổ dồn về xây dựng nhà máy, kho bãi tại Việt Nam để lợi dụng nguồn nhân lực giá rẻ, nhất là về lĩnh vực điện tử, sản xuất linh kiện, máy móc.
Đa phần người Việt Nam học tiếng Nhật là vì mục đích công việc. Trong bối cảnh kinh tế được trình bày như trên thì cơ hội việc làm mở ra rất nhiều cho người trẻ. Các nhà đầu tư, đối tác Nhật sang Việt Nam làm việc rất cần một phiên dịch tiếng Nhật sang Việt có tâm và có tầm phục vụ cho mục đích thương mại của họ. Bên cạnh đó, việc làm hướng dẫn viên du lịch, biên dịch hoặc đảm nhận các vị trí công việc trong công ty của Nhật cũng cần nắm bắt được ngôn ngữ của họ. Có thể nói, sự hội nhập phát triển kinh tế chính là đòn bẩy thúc đẩy việc học tiếng Nhật để tìm kiếm nghề nghiệp.
Phiên dịch viên tiếng Việt đều phải yêu văn hóa dân tộc mình
Có câu: “Muốn tiến xa hơn cần hiểu rõ cái gốc của mình”, việc phiên dịch cũng vậy. Muốn lên tầm cao mới trong nghề thông dịch, trước tiên bạn phải tường tận ngôn ngữ mẹ đẻ, yêu thích văn hóa nước mình. Nếu bạn có vốn từ ngữ phong phú, nắm chắc cấu trúc cơ bản thì khi dịch từ tiếng nước khác về tiếng Việt mới có thể diễn đạt thoát ý và giàu cảm xúc.
Yêu văn hóa dân tộc cũng chính là cách bạn truyền ngọn lửa cảm hứng đến người nghe. Phiên dịch viên chẳng khác nào một người “lồng tiếng” cho bộ phim, hay dở thế nào đều phụ thuộc vào cách họ biểu đạt giọng điệu ngôn ngữ.
Trong nghề phiên dịch du lịch, yếu tố này càng trở nên quan trọng hơn nữa. Người thông dịch chính là cầu nối giúp khách nước ngoài tiếp cận với văn hóa đời sống nước mình. Văn hóa đẹp đến đâu, con người hiếu khách đến đâu, lịch sử hào hùng thế nào đều tùy thuộc vào cách biên dịch viên truyền đạt lại. Một câu nói khô khan thiếu sự liên tưởng đều làm mất đi giá trị mỹ quan cho người nghe.
Thử tưởng tượng nếu bạn giới thiệu đến du khách một ẩm thực đặc sản của Việt Nam nhưng bạn lại chẳng biết nó có nguồn gốc từ đâu, gồm những thành phần nào, ý nghĩa của món ăn là gì thì làm sao họ cảm nhận được sự đặc sắc trong văn hóa ẩm thực nước mình. Vì vậy mới nói, nếu bạn là người yêu văn hóa dân tộc thì hãy chọn nghề phiên dịch viên. Nếu bạn chưa giỏi ngôn ngữ nước khác vẫn có thể học, nhưng không yêu thích văn hóa nước mình thì đó là cả một vấn đề.
Xem thêm Tại Đây:
- Nghề phiên dịch: nắm chắc 5 kỹ năng, công việc thuận buồm xuôi gió, lương nhận nặng tay
- Học phiên dịch tiếng Lào – hiếm nhưng cơ hội ‘khủng’
- Biên dịch tiếng Hàn – công việc thích hợp cho người đam mê phim ảnh
Nghề phiên dịch tiếng Việt không còn quá mới mẻ nhưng vẫn là con đường tương lai rực rỡ của nhiều người, nhất là các bạn trẻ Việt Nam đang sống trong thế giới năng động như hiện tại. Nếu bạn là người hoạt ngôn, yêu thích, muốn quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt tới bạn bè quốc tế, hãy chọn lựa con đường trở thành phiên dịch ngay bây giờ.