Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa biên dịch và phiên dịch bởi hình thức làm việc của 2 loại hình này hoàn toàn khác nhau. Còn nếu bạn chưa hiểu được 2 công việc này khác nhau thế nào thì đọc ngay bài dưới đây.
- Nghề phiên dịch: nắm chắc 5 kỹ năng, công việc thuận buồm xuôi gió, lương nhận nặng tay
- Học phiên dịch tiếng Lào – hiếm nhưng cơ hội ‘khủng’
- Biên dịch tiếng Hàn – công việc thích hợp cho người đam mê phim ảnh
Trong bối cảnh hội nhập với thế giới, nghề biên dịch và phiên dịch cần thiết hơn bao giờ hết. Nhiều người vẫn băn khoăn không biết tìm việc phiên dịch, tìm việc biên dịch có khó không thì câu trả lời là khá dễ dàng. Bạn có thể làm việc ở các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia, công ty du lịch, các toà soạn báo, đài phát thanh, truyền hình, các nhà xuất bản, các công ty, trung tâm dịch thuật…
Dịch thuật là gì?
Dịch thuật là luận giải ý nghĩa của một đoạn văn, câu nói từ một ngôn ngữ nào đó (ngôn ngữ nguồn) sang một ngôn ngữ khác (ngôn ngữ đích) mà vẫn giữ đúng được nội dung, ý nghĩa của đoạn văn, câu nói đó.
Sự khác nhau giữa biên dịch và phiên dịch
Nội dung so sánh | Biên dịch | Phiên dịch |
Hình thức truyền tải | Bằng văn viết | Bằng nói miệng |
Thời gian thực hiện | Có nhiều thời gian để đọc bản gốc trước khi thực hiện công việc. Hơn nữa, người biên dịch còn có thì giờ đối chiếu bản dịch với bản gốc để chỉnh sửa hợp lý… | Công việc mang tính tức thời nên phiên dịch viên phải thực hiện chuyển ngữ nhanh mà không có thời gian để chỉnh sửa, xem xét lại bản dịch như biên dịch. |
Công cụ hỗ trợ | Sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau cho việc dịch thuật như từ điển, công cụ kiểm tra chính tả, bảng thuật ngữ… | Không có thời gian sử dụng nguồn hỗ trợ. |
Tính chính xác | Do có thời gian lên kế hoạch dịch cũng như sử dụng các công cụ hỗ trợ nên biên dịch có độ chính xác cao hơn phiên dịch. | Phiên dịch viên không có thời gian lên kế hoạch và sử dụng nguồn hỗ trợ nên độ chính xác của bản dịch, thuật ngữ không được cao như biên dịch. |
Sự trôi chảy | Sử dụng văn viết để chuyển ngữ và có nhiều thời gian hơn nên sự trôi chảy cao hơn phiên dịch. | Dịch tức thời nên độ trôi chảy không được như biên dịch. |
Số người tham gia | Có thể làm việc với nhiều người và chia sẻ công việc để thực hiện nhanh hơn. | Thường làm việc độc lập, nếu làm theo nhóm thì phải phân công rõ ràng từ trước, tránh lộn xộn. |
Những yêu cầu bắt buộc chung của người làm dịch thuật
Đạo đức nghề nghiệp
Nghề nào cũng cần phải có đạo đức là người dịch thuật cũng vậy. Thái độ của người dịch không thiên vị đối với các bên đối thoại và nhất là không được thêm thắt, bình luận, nhận xét hay thể hiện thái độ của cá nhân người phiên dịch vào lời dịch. Tránh trường hợp người phiên dịch quên mất vai trò, vị trí và trách nhiệm phiên dịch của mình và đứng ra tranh luận như một đại biểu tham dự cuộc họp.
Về tư duy
Quan điểm của tác giả, hay người nói rất quan trọng, chính vì thế khi biên dịch và phiên dịch bạn phải hết sức khách quan. Thông qua ngôn ngữ gốc, bạn phải hiểu bao quát ý mà người ta muốn truyền đạt lại là gì, ngoài ra bạn cũng phải hiểu được là người đọc và người nghe đang cần thông tin gì, để từ đó đưa ra bản dịch một cách hợp lý nhất.
Về tính cách
Bạn phải dịch thật đúng ngữ điệu mà tác giả, người nói muốn truyền đạt, không phải vì bạn nóng tính mà bạn có thể áp đặt lời nói, lời dịch của mình cho người nghe. Cũng không phải vì bạn quá hiền lành nên những câu nói tức giận của người nói mà bạn lại hạ tông giọng xuống. Chính vì thế, bạn cần phải truyền tải một cách chính xác, thay vì cường điệu hóa hay lại làm dịu bớt đi, như vậy thì sẽ không đúng lắm.
Về khả năng
Trong mọi hoàn cảnh, lúc đi tìm việc phiên dịch bạn đã phải thông thạo ít nhất hai ngôn ngữ rồi. Còn muốn tìm việc biên dịch, bạn cũng phải giỏi ngoại ngữ, thành thạo tối thiểu 2 kỹ năng đọc, viết. Để đọc hiểu những gì tác giả viết, bạn phải nắm vững ngữ pháp, có vốn từ vựng phong phú, tư duy linh hoạt để hiểu được cả những từ mới, từ viết tắt của tác giả. Bên cạnh đó, bạn phải giỏi cả tiếng Việt để khi dịch có thể linh hoạt trong cách sử dụng từ ngữ cũng như diễn đạt.
Yếu tố khác
Cả biên dịch và phiên dịch viên đều phải có trách nhiệm cao với công việc của mình. Bên cạnh đó, làm ngành này bạn phải thật chăm chỉ, luôn trong tâm thế sẵn sàng học hỏi từ mọi phương diện như báo đài, các thế hệ đi trước, đọc sách… thì mới không bị tụt hậu trong nghề.
Tìm việc phiên dịch khó hay dễ?
Có thể nói phiên dịch là một nghề khá hot. Bên cạnh mức thù lao ngất ngưởng, thì phiên dịch viên còn có cơ hội đi nhiều nơi, gặp gỡ với nhiều người, đa phần là người giàu có, nổi tiếng, chính trị gia… tham gia vào nhiều sự kiện có tầm cỡ. Mặc dù công việc không hề đơn giản và áp lực, nhưng đây là nghề mang lại cho bạn nhiều cơ hội phát triển. Phiên dịch viên giỏi cũng được cân nhắc tham gia vào các sự kiện chính trị mang tầm quốc gia. Bạn có thể trở thành người hộ tống theo các phái đoàn ra nước ngoài làm việc, phiên dịch các cuộc họp, đàm phán, giao lưu giữa chính trị gia của hai nước. Sau đó, bạn có thể được nhận vào Bộ ngoại giao, các vụ phụ trách đối ngoại của các bộ khác.
Còn nếu làm tự do, bạn còn có thể nắm bắt được những cơ hội công việc đầy hứa hẹn từ các khách hàng nước ngoài. Bạn có thể được mời làm trợ lý lâu dài cho họ, hay làm cho văn phòng đại diện của họ ở nước nhà. Nếu làm cho các công ty trong nước hay quốc tế, công ty đa quốc gia, bạn sẽ có vai trò làm cầu nối hợp tác giữa 2 bên. Hoặc bạn cũng có thể trở thành nhân viên của một công ty dịch thuật.
Tìm việc biên dịch có dễ không?
Nước ta đang đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cường quốc nên ngôn ngữ phổ biến hiện nay là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật… Chưa tính đến làm biên dịch các ngôn ngữ hiếm bao gồm Đức, Pháp, Ý… thì càng thiếu trầm trọng. Nhu cầu của xã hội khá cao, chính vì vậy bạn nên vận dụng kiến thức để trở thành biên dịch viên giỏi. Các doanh nghiệp, công ty rất lớn cần đến những người giỏi ngoại ngữ, am hiểu kiến thức để có thể dịch thuật một cách chính xác. Trung bình mỗi năm tại các thành phố lớn như Hà Nội, HCM cần đến 1000 biên dịch viên để làm việc trong các tổ chức của Việt Nam.
Làm biên dịch, bạn có thể làm tự do hoặc làm cho các công ty dịch thuật, dịch hợp đồng, tài liệu liên quan đến mọi lĩnh vực như giáo dục, y tế, phim ảnh… mà những nguồn này thì vô tận nên bạn sẽ không phải lo lắng gì khi đi xin việc.
Xem thêm Tại Đây:
- 6 yếu tố cần có trước khi ứng tuyển phiên dịch tiếng Anh
- Muốn tìm việc làm phiên dịch tiếng Trung, chớ bỏ qua bí kíp thi đỗ HSK
- Phiên dịch tiếng nào nhiều tiền nhất? Ngoại ngữ hiếm chiếm ngôi đầu
Như vậy biên dịch và phiên dịch đều là chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tuy nhiên bản chất công việc lại có nhiều yếu tố khác nhau. Hy vọng với bài viết này, các bạn có thể chọn được một ngành học phù hợp sau đó đi tìm việc biên dịch hay phiên dịch cho phù hợp với bản chất và tính cách của mình.