Nắm rõ các tiêu chí đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng biên phiên dịch tiếng Nhật, bạn sẽ dễ dàng có được cơ hội công việc bản thân mình mong muốn.
- 4 mẹo đơn giản để thuê thông dịch tiếng Nhật bán thời gian chất lượng cao
- 5 cơ hội tuyệt vời của 1 phiên dịch viên tiếng Nhật, ai cũng thích mê
- Học phiên dịch tiếng Hàn, cơ hội rộng mở, dễ tìm việc làm ‘ngon’
Trong xu thế thương mại hóa toàn cầu, nghề phiên dịch – biên dịch tiếng Nhật được phát triển rầm rộ, đi cùng với đó là nhu cầu nhân lực cho ngành kinh tế, quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản. Những công ty, tập đoàn đa quốc gia đặc biệt là Nhật Bản muốn mở rộng phạm vi kinh doanh rất cần đến sự hỗ trợ của những người làm biên phiên dịch. Từ đó, thị trường tuyển dụng biên phiên dịch tiếng Nhật trở nên “hot” hơn bao giờ hết.
Ngôn ngữ Nhật Bản được xếp vào top những ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Từ cách đọc, viết đến giao tiếp đều rất khó hiểu, vì thế việc thông thạo ngôn ngữ này quả thật không phải điều dễ dàng. Để được nhà ứng tuyển vị tríbiên phiên dịch tiếng Nhật chú ý, bạn hãy lưu ý 5 tiêu chí dưới đây:
Ứng viên có hiểu biết về văn hóa – con người Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia duy nhất dùng một ngôn ngữ cho toàn bộ dân cư trên lãnh thổ, tất cả những người dân Nhật đều học chung và nói chung một thứ tiếng. Nhiều người học tiếng Nhật hay thậm chí chính người Nhật cũng cho rằng tiếng của họ khá là khó học vì có đến tận 3 bằng chữ cái với hệ thống từ vựng, ngữ pháp đồ sộ, phong phú.
Vì lý do trên, người biên dịch nội dung tiếng Nhật cần phải am hiểu tuyệt đối về văn hóa và con người Nhật. Nắm bắt được tính linh hoạt trong vần điệu cả khi nghe và đọc để hiểu được hết nội dung, ý nghĩa trong câu nói, chữ viết của họ.
Tiếng Nhật dịch không dễ, đặc biệt là cách dùng kính ngữ của họ. Kính ngữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong xã giao, cũng như sự khác nhau giữa từ ngữ và cách nói của nam và nữ, người lớn tuổi và người ít tuổi, giữa sếp với nhân viên. Nếu không nắm bắt rõ cách sử dụng kính ngữ, bạn có thể dịch sai văn bản hoặc mù mờ không cắt nghĩa được nội dung.
Trong khi đó, viết khó hiểu và không biểu đạt được ý nghĩa của đoạn thoại là điều tối kị đối với người biên dịch. Cũng vì tiêu chí này, một số nhà tuyển dụng biên phiên dịch tiếng Nhật còn tổ chức thi văn hóa đầu vào khi tuyển biên/phiên dịch tiếng Nhật hoặc phổ cập văn hóa Nhật cho nhân viên qua các lớp đào tạo định kì.
Nắm rõ các quy tắc dịch thuật tiếng Nhật
Điều rắc rối nhất của ngôn ngữ xứ phù tang chính là một từ có thể mang nhiều nghĩa hoặc rất nhiều từ giống y hệt nhau nhưng mang ý nghĩa trái ngược. Do đó, người dịch thuật phải căn cứ vào hoàn cảnh câu nói, nội dung của văn bản để dịch cho đúng nghĩa.
Ví dụ, cùng một từ mang nghĩa là đại từ nhân xưng “Tôi” nhưng lại có đến 4 cách viết khác nhau và nghĩa cũng khác, sử dụng trong 4 hoàn cảnh trái ngược: dùng trong giao tiếp thông thường; thể hiện cách xưng hô nhẹ nhàng, điệu đà của con gái; sử dụng trong buổi lễ trang trọng và cuối cùng là từ tôi chỉ cách xưng hô của nam giới trong các tình huống thân mật với cha mẹ, thầy cô. Hãy ghi nhớ, nhà tuyển dụng biên phiên dịch tiếng Nhật cũng sẽ lưu ý cách xưng hô của bạn để kiểm tra kiến thức này.
Qua đó, có thể thấy riêng một từ đã phong phú về cả mặt hình thức lẫn ngữ nghĩa. Nếu không dùng đúng, đặt đúng nó trong hoàn cảnh nội dung bài dịch thì dịch sai là điều chắc chắn. Chỉ cần sai vài từ dẫn đến thay đổi câu chữ, nội dung cả đoạn dịch hoặc bài dịch của bạn cũng bị lạc đề theo.
Biết dịch ngôn ngữ Nhật đúng ngữ điệu, hoàn cảnh
Từ tiêu chí trên, có thể rút ra rằng cần tránh biên dịch ngôn ngữ tiếng Nhật theo từ mà phải dịch theo cả cụm từ và câu. Nét khác biệt chính là tiếng Nhật dịch theo cấp độ khác nhau tùy theo biểu đạt tình huống.
Động từ, danh từ và các từ khác trong câu thay đổi hoàn toàn hoặc một phần theo cấp độ câu nói được dùng. Vì thế nếu chỉ nhìn vào 1 từ mà coi đó là từ khóa thì bạn đã sai lầm. Đây được coi là rắc rối và cũng là thử thách thú vị cho người dịch ngôn ngữ Nhật.
Ứng viên có nền tảng kiến thức từng lĩnh vực
Không chỉ ngôn ngữ của “xứ hoa anh đào”, đất nước nào cũng có tiếng nói riêng trong từng hoàn cảnh, lĩnh vực. Ngôn ngữ Nhật cơ bản khác rất nhiều so với thuật ngữ chuyên ngành. Không có kiến thức về ngành dịch rất có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vậy nên, để dịch tiếng Nhật đúng lĩnh vực của mình, bạn đừng chủ quan dù đã thuộc “làu làu” đến mấy. Hãy tham khảo sách vở, báo đài và các phương tiện nghe nói, đọc hiểu khác để cập nhật kiến thức thường xuyên, hỗ trợ quá trình dịch thuật dễ hơn và rõ ràng hơn.
Lưu ý đến kỹ năng
Tiêu chí nhà tuyển dụng biên phiên dịch tiếng Nhật nhất định sẽ để tâm đến chính là sự tỉ mỉ, không bỏ sót chi tiết nào của người dịch. Cần hơn cả sự thành thạo ngôn ngữ, biên dịch viên phải có tố chất cẩn trọng và nắn nót trong từng câu dịch. Đặc biệt là tiếng Nhật bạn phải lưu tâm đến từng chi tiết để tạo ra văn bản hoàn chỉnh, chính xác.
Khi đã nắm bắt rõ ngữ nghĩa, việc biểu đạt cũng rất quan trọng. Cách diễn tả, tường thuật lại nghĩa gốc chiếm đến 30% sự thành công của văn bản dịch. Đừng ngại viết dài ý của câu văn thậm chí thừa thãi vì nếu không cắt nghĩa được hết ý của văn bản gốc, người tiếp nhận bản dịch của bạn sẽ phải lập lờ đoán mò hoặc hiểu sai nội dung. Trong việc dịch thuật nói chung và dịch ngôn ngữ Nhật nói riêng, sự chăm chút cho văn bản là tiêu chí “sống còn”.
Giao tiếp tốt
Văn hóa giao tiếp rất quan trọng đối với người Nhật. Không những cần nói chuẩn, phiên dịch viên cần diễn đạt đúng, đủ ý; rõ ràng, mạch lạc; chính xác, phù hợp với tính chất buổi dịch. Như đã nói ở phần đầu, văn hóa của người Nhật có nhiều quy tắc và điều tối kỵ nên người phiên dịch rất dễ bị hiểu lầm khi dịch sai ngữ cảnh. Tự tin trong giao tiếp sẽ khiến nhà tuyển dụng biên phiên dịch tiếng Nhật ấn tượng mạnh với ứng viên.
Ví dụ, trong lần tiếp xúc đầu tiên với cấp trên, người Nhật thường cúi gập người chào và nói: “Rất mong sự giúp đỡ của ngài”. Cúi chào là phong tục của người Nhật, nó chứa đầy hàm ý và rất được nhà tuyển dụng để ý.
Bên cạnh đó, người Nhật không thích bạn nhìn trực diện vào mắt họ vì như vậy sẽ bị hiểu lầm rằng bạn đang thăm dò, xét nét họ. Vì thế, ứng viên cần đặc biệt chú ý vấn đề này khi gặp gỡ nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn.
Điều lưu ý cuối cùng chính là bạn cũng phải biết cách che giấu cảm xúc và luôn nở nụ cười. Người Nhật không thích tranh cãi công khai. Không giống như người Việt, việc nói thẳng ra một vấn đề nào đó hoặc để người Nhật nhận thấy sự khó chịu trong giao tiếp, ứng viên sẽ bị coi là không tinh tế.
Xem thêm:
- Biên phiên dịch tiếng Nhật: Đằng sau lương khủng là cả thách thức lớn
- Biên dịch tiếng Hàn – công việc thích hợp cho người đam mê phim ảnh
- Muốn tìm việc làm phiên dịch tiếng Trung, chớ bỏ qua bí kíp thi đỗ HSK
Ngày càng có nhiều ứng viên tìm kiếm công việc biên phiên dịch tiếng Nhật vì nghề sở hữu mức thu nhập cao cùng nhiều cơ hội thăng tiến, gặp gỡ và tiếp xúc với đối tác lớn. Ngoài kiến thức nền tảng về ngôn ngữ, muốn nhà tuyển dụng biên phiên dịch tiếng Nhật ưng ý, bạn cần chú trọng học hỏi văn hóa giao tiếp. Người Nhật rất khó tính trong việc giao thiệp, vì thế ứng viên phải tận lực hơn mới mang được tri thức, ý nghĩa muốn truyền đạt đến những vị khách khó tính. Đây cũng la tiêu chí chọn người của hầu như tất cả các doanh nghiệp Nhật Bản trong và ngoài nước.
Hà Định
Nguồn: http://timviecphiendich.com/