Thắt chặt hợp tác Nga – Việt Nam khiến phiên dịch tiếng Nga từ đối tượng khó tìm việc đã trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Đây thực sự là nghề hái ra tiền. Hãy cùng Tìm Việc Phiên Dịch tìm hiểu thêm về công việc này qua bài viết ngay sau đây.
- Phiên dịch viên tiếng Nhật là gì? Mô tả công việc phiên dịch tiếng Nhật
- Bản mô tả công việc phiên dịch tiếng Trung đầy đủ cho ứng viên
Cách đây tầm 10 năm, tiếng Nga có vẻ là ngôn ngữ không được sử dụng mấy nên có rất ít người theo học. Sinh viên học Tiếng Nga thường khó tìm được việc làm đúng chuyên ngành, họ đành phải đá sân sang các lĩnh vực khác hoặc học thêm ngoại ngữ thứ 3 bổ trợ thêm. Tuy nhiên hiện nay, thực trạng việc làm đã hoàn toàn thay đổi, suy nghĩ chỉ nên học tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc vì tiếng Nga không có tương lai là sai lầm.
Nga và Việt Nam đang có sự hợp tác mạnh mẽ ở các lĩnh vực du lịch, kinh tế, văn hóa, thúc đẩy hàng loạt cơ hội việc làm liên quan đến ngôn ngữ này mà nổi lên trong đó là nghề phiên dịch tiếng Nga. Không nói quá khi đây là công việc vừa lắm đất dụng võ, không lo thất nghiệp, vừa kiếm được nhiều tiền.
Tiếng Nga là ngôn ngữ khó học
“Rất khó học” là nhận định chung của những người đã và đang học tiếng Nga, nhất là thời gian đầu tiếp xúc với nó. Mức độ khó của tiếng Nga trải đều từ từ vựng, ngữ pháp, khả năng nghe lẫn cách phát âm mà người học trầy trật mãi mới có thể vượt qua để thành tài.
Tiếng Nga có hệ thống bảng chứ cái riêng, có khác biệt ít nhiều với bảng chữ cái Latin nên chúng ta sẽ mất thời gian học từ đầu. Nó có lượng từ vựng khổng lồ, 1 danh từ hay tính từ còn được phân ra các loại khác nhau, các cách sử dụng khác nhau nên khó khăn lại thêm chồng chất. Từ trong tiếng Nga thường rất dài, dài hơn hẳn tiếng Anh và tiếng Việt, để nhớ đủ hết các chữ cái cũng chẳng dễ dàng chút nào.
Ở phần phát âm, trở ngại lớn nhất là bạn không thể thực hiện âm bật hơi, kéo dài âm rung. Đến phần ngữ pháp cũng phức tạp không kém khi có nhiều thì, nhiều cấu trúc câu dễ khiến bạn dễ nhầm lẫn và áp dụng không đúng. Nói chung, theo đánh giá của các chuyên gia ngôn ngữ thì tiếng Nga rắc rối hơn nhiều so với tiếng Trung, trong khi đó tiếng Trung đã được cho là ngôn ngữ khó học nhất nhì thế giới. Theo đuổi tiếng Nga đến cùng quả là 1 thách thức lớn mà chỉ có người kiên trì mới làm được.
Học tiếng Nga có thể làm những công việc gì?
Tìm hiểu kỹ mới thấy, cơ hội việc làm khi thành thạo ngôn ngữ này tăng mạnh trong những năm gần đây. Tiếng Nga trở thành công cụ chủ chốt được nhiều ngành cần đến như dầu khí, du lịch, cơ khí, đối ngoại… Số lượng người học ít nên nhân lực dần trở nên khan hiếm, cung ít cầu nhiều.
Ở Việt Nam, người biết tiếng Nga có thể tìm việc phiên dịch ở những vị trí công việc như sau:
- Biên dịch, phiên dịch tiếng Nga sang tiếng Việt: Phiên dịch tại công ty, doanh nghiệp, phiên dịch hội nghị, các cuộc gặp gỡ song phương. Làm biên dịch, bạn có thể dịch sách, phim, các ấn phẩm báo chí…
- Biên tập viên cho bộ phận tiếng Nga tại đài truyền hình. Ngoài giỏi tiếng Nga, làm biên tập viên còn cần kỹ năng MC, nói trôi chảy, chuyên nghiệp và sự tự tin.
- Hướng dẫn viên du lịch, quản lý du lịch. Nhiều địa phương ở Việt Nam thu hút lượng khách du lịch người Nga khổng lổ. Đó là những “miền đất hứa” dành cho bạn.
- Thư ký, trợ lý cho cấp trên, làm việc tại các công ty Nga, công ty Việt thường hợp tác với Nga. Thực hiện công việc liên quan đến đối ngoại, tham gia hỗ trợ quá trình đàm phán, giao dịch, lập kế hoạch kinh doanh và ký kết hợp đồng.
- Giáo viên dạy tiếng Nga: Học nghiệp vụ sư phạm, lấy chứng chỉ là bạn có thể trở thành giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng. Nghề này đòi hỏi bạn phải có trình độ cao, khả năng truyền đạt kiến thức thì mới làm được.
- Làm công tác nghiên cứu.
Tố chất cần có của phiên dịch viên tiếng Nga
Giống với phiên dịch viên các ngôn ngữ khác, làm phiên dịch tiếng Nga, bạn phải đảm bảo những tố chất, yêu cầu sau:
- Thành thạo tiếng Nga đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết
- Thành thạo tiếng Việt, giỏi ngoại ngữ thôi chưa đủ, tiếng mẹ đẻ bạn cũng phải trau dồi
- Có hiểu biết nền tảng đến chuyên sâu về các lĩnh vực trong đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, thương mại, du lịch, ý tế, giáo dục… Nghề phiên dịch phải tiếp xúc làm việc với hầu hết chuyên ngành nên nếu bạn hoàn toàn mù tịt, dù có giỏi chuyên môn đến đâu cũng khó mà dịch thông suốt, trôi chảy
- Có khả năng diễn đạt tốt, giọng nói hay, truyền cảm, không nói ngọng hay có âm sắc địa phương khi phiên dịch.
- Phản ứng nhanh nhạy, xử lý thông kịp kịp thời để không làm mất thời gian của đối tượng được phiên dịch
- Kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu
- Khả năng chịu áp lực công việc cao, có tính kỷ luật, nguyên tắc, đúng giờ…
Cơ hội việc làm cho phiên dịch viên tiếng Nga ở Việt Nam
Phiên dịch tiếng Nga đã trở thành nghề hot tại 1 số vùng kinh tế trọng điểm, tập trung phục vụ nhu cầu của các ngành du lịch, kinh tế, dầu khí… Các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng, Quảng Nam đến Khánh Hòa, Bình Thuận, khách du lịch Nga đến đây càng ngày càng đông, thậm chí còn là lượng du khách chiếm tỉ trọng top đầu của cả Việt Nam. Người Nga được xếp vào hàng “khách VIP”, tiêu tiền mạnh tay và khả năng quay lại cao thế nên nhu cầu cần người biết tiếng Nga hay tuyển phiên dịch viên ở các địa phương này rất lớn.
Về lĩnh vực kinh tế, phiên dịch viên tiếng Nga “len lỏi” vào làm việc ở các ngành luyện kim, dầu khí, phương tiện vận tải, đóng tàu, hóa chất, sản xuất máy móc tại những doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Nga.
Ngoài ra, nếu tự tin vào khả năng và trình độ của mình, bạn hãy xin vào các cơ quan chính phủ, làm phiên dịch cho quan chức cấp cao, phái đoàn người Nga, tham gia dịch tại hội nghị song phương… Đây là công việc trong mơ của bất cứ ai học tiếng Nga khi có tiền đồ rộng mở, được tiếp xúc với các chính khách thế giới, và cơ hội học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm cuộc sống.
Nhìn vào tiềm năng việc làm phiên dịch tiếng Nga và những lợi ích cụ thể thì bạn có thể tự tin khẳng định rằng việc học cũng như theo đuổi nghề phiên dịch tiếng Nga là sự lựa chọn cực kỳ đúng đắn. Nếu đang là sinh viên, hãy tranh thủ trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết ngay trên ghế nhà trường để lúc tốt nghiệp sớm tìm được công việc như mong muốn.