Viết CV xin việc hay đơn xin việc làm phiên dịch không khó nhưng viết sao cho chuẩn và thu hút thì chẳng phải là điều dễ dàng. Muốn làm được, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
- 6 cơ hội việc làm dành cho người học phiên dịch tiếng Đức
- Thuê phiên dịch tiếng Anh cho doanh nghiệp: Vài lưu ý không nên bỏ qua
- Dành cho người ‘mất gốc’, 8 kỹ năng dịch tiếng Anh chuẩn cần nắm
Phiên dịch là ngành hái ra tiền
Phiên dịch là ngành nghề cực hot trên thị trường việc làm ở Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập thế giới, nghề này lại càng được trọng dụng hơn bao giờ hết và đi kèm với đó là những cơ hội việc làm lương nghìn đô, chế độ đãi ngộ khủng cũng như khả năng thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu trước đây, phiên dịch tiếng Anh là chủ chốt thì bây giờ thị trường việc làm tiếng Hàn, Nhật, Pháp, Trung Quốc, Nga… cũng sôi sục và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.
Nếu bạn giỏi 1 loại ngôn ngữ nào đó, đừng chần chừ mà hãy lập tức viết đơn xin việc làm phiên dịch, công việc hứa hẹn mang đến bạn nhiều lợi ích và trải nghiệm thú vị nhất. Ngoài việc có mức thu nhập cao, người làm phiên dịch còn có cơ hội đi nhiều nơi, giao lưu, gặp gỡ với tầng lớp cao trong xã hội, có cơ hội mở mang tầm mắt cũng như được trau dồi thêm nguồn tri thức mới.
Ngoài công việc cố định, người làm phiên dịch thường có những hợp đồng bên ngoài, thế nên tổng thu nhập của họ lúc nào cũng cao hơn so với nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng đây là công việc nhiều áp lực, thử thách, phiên dịch viên phải hội tụ nhiều kỹ năng, kiến thức về ngôn ngữ, có khả năng phản ứng nhạy và giỏi chịu áp lực mới có thể trụ vững với nghề.
Mẫu CV và đơn xin việc làm phiên dịch chuẩn
Để xin việc, nhất định phải có CV, bản CV xin việc ngành phiên dịch bao gồm những mục cơ bản như:
- Thông tin cá nhân: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, tình trạng hôn nhân, số điện thoại, địa chỉ, email.
- Ảnh chân dung 4×6
Học vấn: Tên trường, thời gian học, chuyên ngành, các chứng chỉ khác (nếu có). - Kinh nghiệm làm việc: Công ty nào, chức vụ gì, thời gian làm việc, nhiệm vụ chính.
- Thành tựu nổi bật trong quá khứ (nếu có).
- Kỹ năng
- Mục tiêu nghề nghiệp
Khi đi xin việc các ngành nghề khác, thường các ứng viên chỉ gửi bản CV, nhưng với nghề này, khi đã nhắm được công việc ưng ý, bạn nên chuẩn bị đơn xin việc làm phiên dịch được đầu tư kỹ lưỡng và tâm huyết để gửi đến nhà tuyển dụng. Cơ hội thành công chắc chắn sẽ cao hơn.
Tìm hiểu về đơn xin việc làm phiên dịch chuẩn, những thông tin cần thiết phải được đề cập như sau:
- Khẩu hiệu, tiêu ngữ
- Đơn xin việc
- Kính gửi: Ban lãnh đạo công ty, cơ quan, doanh nghiệp bạn muốn ứng tuyển. Tôi tên là, sinh ngày…
- Đề cập đến vị trí muốn ứng tuyển:
VD: Tôi được biết công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí phiên dịch viên tiếng Nhật, chức vụ thư ký giám đốc. Tôi nhận thấy đây là công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm đúc kết trong quá trình học tập, làm việc từ trước đến nay. - Trình bày về học vấn và kinh nghiệm làm việc: Bằng cấp, chứng chỉ, đã từng làm việc ở đâu, vị trí nào, điểm mạnh và ưu thế.
- Lời hứa, lời đảm bảo: thể hiện bản thân là người có nguyên tắc, trách nhiệm với công việc.
- Thông tin liên lạc
- Lời cảm ơn
Kỹ năng phiên dịch cần thể hiện trong CV và đơn xin việc
Khi nhìn vào bản CV và đơn xin việc làm phiên dịch, ngoài kinh nghiệm làm việc thì điều nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu đó chính là kỹ năng của ứng viên. Thế nên, hãy tận dụng cơ hội khoe triệt để những điểm mạnh, ưu thế nổi bật của mình để lấy lòng họ ngay từ phút đầu tiên. Có những kỹ năng cần và đủ không thể bỏ qua như:
- Thành thạo, chuyên sâu ngoại ngữ bạn đã học, làm tốt các kỹ năng nghe nói đọc viết.
- Vốn từ vựng phong phú, có thể nắm vững và sử dụng linh hoạt các cấu trúc câu từ đơn giản đến phức tạp.
- Sử dụng nhuần nhuyễn tiếng mẹ đẻ
- Nhạy cảm về ngôn ngữ.
- Có khả năng phản xạ, phán đoán và xử lý tình huống nhanh nhạy, trí nhớ tốt.
- Khả năng truyền đạt trôi chảy, lưu loát. Có giọng nói dễ nghe, rõ ràng và rành mạch, không mang âm sắc địa phương.
- Có thái độ làm việc chuyên nghiệp, có thể làm việc trong môi trường áp lực cao, không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc.
- Am hiểu về nhiều ngành nghề trong xã hội, có lượng kiến thức có thể bổ trợ trong công việc.
- Có kỹ năng tra cứu nhanh.
- Biết tốc ký
Không nhà tuyển dụng nào có thể bỏ qua 1 ứng viên toàn vẹn và sở hữu những kỹ năng quan trọng như thế. Thế nên khi đã nắm vững chúng, hãy tự tin thể hiện ngay trên bản CV, cơ hội việc làm hấp dẫn sẽ nhanh chóng tìm đến bạn.
Những lưu ý khi viết CV, đơn xin việc ngành phiên dịch
Nội dung trong CV và đơn xin việc ngành phiên dịch phải khiến cho phía tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được thông tin cũng như nhu cầu, nguyện vọng của bạn. Viết ngắn gọn, súc tích nhưng đủ ý, dễ hiểu, lịch sự và đúng quy chuẩn là điều kiện tiên quyết.
Liệt kê đủ các khóa học bạn tham gia và các chứng chỉ liên quan. Nghiên cứu trước yêu cầu của công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển để viết phần kinh nghiệm và kỹ năng sao cho phù hợp, bản CV dài dằng dặc những kinh nghiệm trái ngành thì cũng chẳng giúp ích gì mà ngược lại sẽ khiến người đọc bị rối, không nắm được phần trọng tâm. Không quên kể ra các thành tựu nổi bật trong quá khứ (nếu có), điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá được trình độ và năng lực thực tế của bạn chứ không phải chỉ là những lời nói suông.
Đối với riêng đơn xin việc làm phiên dịch, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là người có trách nhiệm, nguyên tắc trong công việc, có tinh thần đoàn kết, hòa đồng với tập thể, nghiêm túc chấp hành các quy định của công ty và sẵn sàng cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thể hiện lòng nhiệt huyết, đam mê với nghề hay sự yêu thích dành cho công ty cũng là điểm cộng khiến họ tăng thiện cảm với bạn.
Xem thêm:
- Những quy tắc giúp phiên dịch viên tiếng Anh chiếm thiện cảm của khách hàng
- Cảnh giác với 5 chiêu lừa đảo tuyển dụng phiên dịch tiếng Anh
- Học phiên dịch tiếng Hàn, cơ hội rộng mở, dễ tìm việc làm ‘ngon’
Kết
1 bản CV và đơn xin việc làm phiên dịch chuẩn, được chuẩn bị tâm huyết sẽ mang về nhiều cơ hội tốt cho ứng viên. Thế nên đừng coi nhẹ mà hãy đầu tư viết thật nghiêm túc trước khi bước vào quá trình tìm việc. Chúc bạn sớm thành công!
Phan Phan (TH)